Lịch sử phát triển Tàu ngầm lớp Ko-hyoteki

Năm mươi chiếc tàu ngầm lớp Ko-hyoteki đã được đóng. Hyoteki có nghĩa là "Mục tiêu" ám chỉ rằng việc thiết kế của loại tàu này ban đầu là để Hải quân Đế quốc Nhật Bản diễn tập xác định mục tiêu. Chúng còn được gọi là "ngư lôi" (筒) vì chúng có thể tiến sát lại các tàu địch và tự phát nổ trong các nhiệm vụ "không thể trở về".

Hai chiếc đầu tiên HA-1 và HA-2 không được trang bị kính tiềm vọng. Sau này chúng được thêm vào để cân bằng tàu vì nếu không tàu sẽ quay vòng vòng dưới nước.

HA-19 được tàu ngầm I-24 phóng ra tại Trân Châu cảng. Hầu hết 50 chiếc loại này không được ghi vào thông tin tàu ngầm hải quân vì chúng được xem như những ngư lôi, dù vậy ba chiếc bị bắt ở Sydney (Úc), và một số khác tại đảo Guam, GuadalcanalKiska được ghi nhận bởi các số trên thân tàu.

Mỗi chiếc loại này được trang bị hai ngư lôi 450 mm, một nằm trong ống phóng ngư lôi có nắp đậy kín, còn một nằm trong ống ngư lôi gắn phía trên thân tàu. Trong trận Trân Châu cảng mẫu thiết kế sử dụng ngư lôi kiểu 97 đã được mang ra sử dụng. Tuy nhiên đã có vấn đề trong việc đốt cháy nhiên liệu đẩy ngư lôi bằng oxy khi nằm dưới nước. Vì thế, các cuộc tấn công sau sử dụng các loại ngư lôi khác. Một số giả thuyết nói rằng đó là loại ngư lôi kiểu 91 vốn được thiết kế cho máy bay, một số báo cáo khác thì lại nói rằng đó ngư lôi kiểu 97 được kết hợp với ngư lôi kiểu 98 hay còn gọi là ngư lôi kiểu 97 cải tiến. Không có bất cứ tài liệu nào khẳng định rằng ngư lôi kiểu 91 đã được sử dụng bởi loại tàu này. Còn ngư lôi kiểu 98 thì đã bị thay thế bởi ngư lôi kiểu 02. Thân tàu sau này được thiết kế lớn hơn để có thể nhét đủ thuốc nổ có thể dùng khi phải chiến đấu trong trường hợp không thể thoát hay mục tiêu có giá trị quá lớn để bỏ qua thì thủy thủ sẽ biến cả chiếc tàu này một quả ngư lôi và lao thẳng vào kẻ thù, tuy nhiên không có bật kỳ bằng chứng gì là kiểu chiến đấu này từng được sử dụng vì nếu có với sức nổ quá lớn không ai có thể sống sót hay chẳng biết gì (thường thì sẽ nghĩ bị đâm bởi một ngư lôi hay thủy lôi cực lớn) để báo cáo.

Mỗi chiếc tàu đều có hai thủy thủ. Một người làm hoa tiêu quan sát để vạch lộ trình di chyển, người còn lại lo việc lái tàu và giữ thăng bằng không cho tàu đi lệch hướng hay bị lộn ngược.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu ngầm lớp Ko-hyoteki http://www.awm.gov.au/atwar/remembering1942/midget... http://i-16tou.com/ http://www.pearlharborattacked.com http://www.history.navy.mil/photos/sh-fornv/japan/... http://www.usni.org/navalhistory/Articles99/Nhrodg... https://archive.org/details/dayofinfamy0000unse https://web.archive.org/web/20040507002039/http://... https://web.archive.org/web/20060909234909/http://... https://web.archive.org/web/20060930030611/http://... https://web.archive.org/web/20200218232723/http://...